Giảm tiêu chảy ở lợn bằng bacteriophage

출처 : Báo Nông Dân
제공 : KUVEC / VKLI (dịch thuật)
Ngày 18 tháng 10 năm 2024 – Báo Nông Dân / Lee Yoo-ri

Viện Khoa học Chăn nuôi Quốc gia thuộc Cơ quan Quản lý Nông nghiệp đã phát triển “Công nghệ sử dụng bacteriophage trong thức ăn” có thể giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa, theo thông báo vào ngày 14.

Phage là virus ký sinh trên vi sinh vật và được sử dụng để ức chế các vi sinh vật gây bệnh.

Heo con sau khi cai sữa thường bị tiêu chảy trong quá trình thích nghi với môi trường nuôi mới. Tần suất và thời gian tiêu chảy càng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng càng giảm, điều này dẫn đến tăng chi phí sản xuất.

Các trang trại chăn nuôi thường bổ sung “kẽm oxit” vào thức ăn để ngăn ngừa tiêu chảy.


▲Khi phối trộn vào thức ăn và
cho ăn, có thể giảm 25% chi phí
thức ăn cho mỗi 1kg tăng trọng.

Tuy nhiên, do lượng kẽm thải ra qua phân rất lớn, các quy định về việc sử dụng kẽm trong thức ăn chăn nuôi gần đây đã được thắt chặt nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

Khi sử dụng phage, tỷ lệ tiêu chảy giảm 27.5%. Hiệu quả kinh tế cũng rõ rệt, chi phí thức ăn để tăng 1kg trọng lượng giảm 25%.

Một trang trại nuôi 200 con lợn nái có thể tiết kiệm khoảng 12 triệu won mỗi năm. Ông Jo Gyu-ho, trưởng nhóm lợn tại Viện Khoa học Chăn nuôi, cho biết: “Vấn đề tiêu chảy ở lợn con ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của trang trại. Công nghệ giảm tiêu chảy bằng phage không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn cải thiện năng suất.”